image banner
Hướng dẫn các tiêu chí thuộc lĩnh vực cảnh quan môi trường đối với xã nông thôn mới kiểu mẫu giai đoạn 2023 - 2025
CTTĐT - Ngày 14/11/2023, Sở Tài nguyên và Môi trường ban hành văn bản số 3357/HD-STNMT hướng dẫn UBND các huyện, thị xã, thành phố thực hiện tiêu chí cảnh quan môi trường đối với xã nông thôn mới kiểu mẫu giai đoạn 2023 - 2025 thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Sở.

Theo đó, Sở Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn thực hiện 05 chỉ tiêu gồm: 2.1. Tỷ lệ hộ gia đình phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn; 2.2. Trụ sở UBND xã và các khu vực sinh hoạt cộng đồng có thùng chứa phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn; 2.3. Tỷ lệ chất thải thực phẩm được tận dụng làm phân bón hữu cơ hoặc làm thức ăn chăn nuôi; 2.4. Tỷ lệ hộ gia đỉnh thực hiện thu gom, xử lý nước thải sinh hoạt bằng biện pháp phù hợp, hiệu quả; 2.5. Có mô hình bảo vệ môi trường (hợp tác xã, tổ, đội, nhóm tham gia thực hiện thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn, vệ sinh đường làng, thôn, bản và các khu vực công cộng; câu lạc bộ, đội tuyên truyền về bảo vệ môi trường) hoạt động thường xuyên, hiệu quả, thu hút được sự tham gia của cộng đồng, có khả năng nhân rộng trên địa bàn toàn huyện.

anh tin bai

Chỉ tiêu 2.5. Có mô hình bảo vệ môi trường hoạt động thường xuyên, hiệu quả, thu hút được sự tham gia của cộng đồng... (ảnh minh họa)

Chỉ tiêu 2.1, 2.4, 2.5 thực hiện theo Hướng dẫn số 1576/HD-STNMT ngày 29/6/2022 của Sở Tài nguyên và Môi trường về thực hiện một số chỉ tiêu thuộc Tiêu chí môi trường trong Bộ tiêu chí xây dựng thôn nông thôn mới tỉnh Lào Cai giai đoạn 2022 - 2025 thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Sở.

- Chỉ tiêu 2.1 thực hiện theo Chỉ tiêu 17.12 - Xã nông thôn mới.

- Chỉ tiêu 2.4 thực hiện theo Chỉ tiêu 17.4 - Xã nông thôn mới nâng cao.

- Chỉ tiêu 2.5 thực hiện theo Chỉ tiêu 12.7 - Thôn kiểu mẫu.

Chỉ tiêu 2.2 trụ sở UBND xã và các khu vực sinh hoạt cộng đồng (nhà văn hoá, nhà sinh hoạt cộng đồng, vườn hoa, tiểu cảnh, khu vực vui chơi công cộng khác...) thống kê đầy đủ số điểm/khu vực sinh hoạt cộng đồng cần phải bố trí thùng rác phân loại tại nguồn công cộng trên địa bàn; thống kê số lượng, loại thùng rác tại các điểm sinh hoạt cộng đồng (đã có). Tỷ lệ các khu vực sinh hoạt cộng đồng chứa phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn (%) = Số địa điểm được bố trí thùng rác phân loại tại nguồn theo quy định/Tổng số các khu vực sinh hoạt cộng đồng trên địa bàn x 100%.

Sở Tài nguyên và Môi trường khuyến nghị thùng chứa có ít nhất 02 ngăn, có màu sắc khác nhau, thùng được dán nhãn bên ngoài và trên thân thùng để phân biệt (thùng rác vô cơ và thùng rác hữu cơ). Đối với khu vực trụ sở UBND xã có thể xem xét bố trí bổ sung thùng chứa đối với nhóm chất thải rắn tái chế, tái sử dụng gồm các thành phần: Giấy, nhựa, kim loại các loại.

UBND xã, các khu dân cư tự quản ở nông thôn phát sinh chất thải rắn sinh hoạt sau khi thực hiện phân loại thực hiện quản lý như sau: Khuyến khích tận dụng tối đa chất thải thực phẩm để làm phân bón hữu cơ, làm thức ăn chăn nuôi. Trong trường hợp chất thải thực phẩm không sử dụng làm phân bón hữu cơ, thức ăn chăn nuôi phải được chuyển giao cho cơ sở có chức năng thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt. Chất thải rắn có khả năng tái sử dụng, tái chế được chuyển giao cho tổ chức, cá nhân tái sử dụng, tái chế hoặc cơ sở có chức năng thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt. Chất thải rắn sinh hoạt còn lại phải được chứa, đựng trong bao bì theo quy định và chuyển giao cho cơ sở có chức năng thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt.

Chỉ tiêu 2.3 thống kê đầy đủ khối lượng chất thải rắn sinh hoạt thực phẩm phát sinh (dự kiến khối lượng chất thải thực phẩm phát sinh theo hộ hoặc nhân khẩu của toàn xã). Thống kê khối lượng, hình thức tận dụng chất thải thực phẩm thành phân hữu cơ, thức ăn chăn nuôi đang thực hiện trên địa bàn (đã có). Tỷ lệ chất thải rắn thực phẩm được tái chế, tái sử dụng làm phân bón hữu cơ hoặc làm thức ăn chăn nuôi (%) = Khối lượng chất thải rắn thực phẩm được tái chế, tái sử dụng làm phân bón hữu cơ hoặc làm thức ăn chăn nuôi/Tổng khối lượng chất thải rắn thực phẩm phát sinh trên địa bàn x 100%.

Thu gom, tái chế, tái sử dụng chất thải thực phẩm đúng quy định. Không để phát sinh ruồi bọ, nước thải, mùi gây ô nhiễm môi trường. Khi tiến hành ủ, nên cắt nhỏ nguyên liệu sẽ làm cho quá trình phân hủy diễn ra nhanh hơn. Phân hữu cơ sau khi ủ ít nhất 6 tuần là đem ra sử dụng (tùy nguyên liệu ủ). Phân được đánh giá đạt yêu cầu khi thấy tơi xốp, mịn, không có mùi hôi thối và ngả màu nâu đen.

Xem chi tiết tại đây:

Tải về

Tin khác
Đăng nhập

Bản quyền thuộc tỉnh Lào Cai

Cơ quan chịu trách nhiệm chính: UBND xã Phong Niên

Điện thoại liên hệ: 02143 864 306

Địa chỉ: thôn Cốc Sâm 2, xã Phong Niên, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai


      

Designed by VNPT
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1